Lưu ý: những kĩ năng screen share mà mình nêu dưới đây là những kĩ năng rất cơ bản và ai cũng có thể học được, đối với những bạn đang có mong ước làm staff của những cụm có chế độ pvp như bedwar, skywar hay arena…v.v thì những kĩ năng này các bạn bắt buộc phải thành thạo để có thể ứng tuyển, sau khi ứng tuyển thành công xong thì hãy học kĩ năng screen share nâng cao sau vì ở việt nam có khá hiếm người dùng ghost client còn những người biết giấu chương trình hack lại càng hiếm hơn nên kĩ năng screen share nâng cao cũng ít khi động chạm vào, vì thế mình khuyến khích học những kĩ năng cơ bản trước, cụ thể là 1 vài kĩ năng mà mình kể tên dưới đây:
I. CÁCH PHÁT HIỆN MOD GIAN LẬN
A. Check trực tiếp trong game
– Theo mình thì các bạn nên check trực tiếp trong game đầu tiên, vì có vài trường hợp người dùng sẽ xóa file mod gian lận trong thư mục mods tại %appdata% để tránh bị phát hiện, tuy đã bị xóa nhưng file mod đó vẫn sẽ lưu lại trong minecraft miễn là minecraft còn đang hoạt động
Hãy vào “ Mod Options ” tại Game menu để kiểm tra những Mod đã cài vào trong minecraft, những Mod đã cài vào sẽ xuất hiện ở bên trái màn hình như thế này
Các bạn hãy kiểm tra các Mod đã cài vào mincraft, nếu như phát hiện thấy reach mod hay các mods hack tương tự thì có nghĩa là người đó đang sử dụng Hack, còn nếu các bạn tìm được file mod có tên nghe lạ hay tên không xác định và nghi ngờ nó là mod hack thì ta sẽ tiếp tục đến bước thứ 2.
B. Check trong %appdata%
– Có 2 cách để vào được %appdata%, các bạn có thể mở Start lên và nhập %appdata% rồi nhấn Enter
Hoặc dùng tổ hợp phím Windows + R để mở chương trình Run và nhập %appdata% cũng được
Sau khi các bạn vào được %appdata% rồi thì hãy vào thư mục .Minecraft
Chọn “ mods ”
Các mod đã cài vào minecraft sẽ xuất hiện ở đây
Chọn file mod mà bạn cảm thấy nó là mod hack ( có trường hợp mod sẽ bị đổi tên để đánh lừa, ví dụ mod reach sẽ được chuyển thành sprint mod, nên để cho chắc, mình khuyên các bạn check toàn bộ mod cho mình )
Chuột phải chọn “ Open with winrar ” ( hoặc “ Extract here ” )
Nó sẽ hiện lên 1 cửa sổ như thế này
Tại đây, là nơi lưu trữ những bản config của cái mod này, các bạn thấy có cái file nào thì mở hết ra cho mình, mở như chưa từng được mở, mở bao giờ không mở được nữa thì thôi, trong quá trình lục file, nếu bạn thấy những cái tệp nào tên nghe như reachcommand.class hay là HITBOX.class thì đó là mod hack, ví dụ như này:
C. Check bằng cách dùng phần mềm thứ 3
– Có lẽ cách chắc chắn và an toàn nhất vẫn là check bằng phần mềm thứ 3, có khá nhiều phần mềm giúp các bạn tìm ra được Mod gian lận nhưng mà mình thấy tiện và dễ sử dụng nhất thì là phần mềm BLSquad, các bạn có thể tải nó ở web này: https://blsquad.com/ , mình không có gì để nói nhiều về cái phần mềm này, các bạn có thể tải về và tự mày mò trong 30s là có thể sử dụng được rồi.
II. CÁCH PHÁT HIỆN AUTO CLIKER
A. Check trong Windows Task Manager
– Auto clicker thì có thể được ẩn đi vì vậy bạn hãy dùng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Windows Task Manager, để nói cho dễ hiểu thì đây là nơi quản lí tất cả các chương trình đang hoạt động trên máy tính bao gồm cả chương trình được ẩn đi thế nên ta có thể phát hiện auto clicker có đang hoạt động hay không bằng cách:
Sau khi mở được Windows Task Manager, ta chọn phần “ Process ”
Tất cả chương trình đang hoạt động trên máy tính sẽ được lưu ở đây, nếu có chương trình nào mang tên AUTOCLICK.exe hay là CLICKER.exe thì đó là chương trình Autoclick.
– Để kiểm chứng rằng đó có phải là Autoclick hay không ta có thể mở chương trình đó lên bằng cách nhấn vô đó hoặc chuột phải chọn “ Open File Location ”
Nếu như trong Task Manager ta không tìm thấy chương trình Auto clicker nào hoạt động thì chứng tỏ người dùng đã tắt nó đi và có thể giấu nó ở đâu đó trong máy, để có thể tìm được ra Auto Clicker thì ta sẽ tới bước tiếp theo
B. Check Auto Clicker bằng cách sử dụng LastActivityView
– LastActivityView là nơi ghi lại tất cả các hoạt động bạn đã làm đã hay từng làm ở trên máy tính ( chỉ khi nào chương trình đó còn tồn tại trên máy, LastActivityView không ghi lại lịch sử của chương trình bị xóa ) , nói cho dễ hiểu thì nó ghi lại lịch sử hoạt động của bạn đã làm trên máy và tất nhiên, nó bao gồm cả Auto Clicker, bạn có thể download phần mềm này tại đây: https://www.nirsoft.net/utils/computer_activity_view.html
– Cụ thể về LastActivityView như sau:
– Hãy chỉ để ý cho mình 2 cột mình đã đánh dấu phía trên, còn các cột khác không quan trọng lắm, cột đầu tiên là nơi ghi lại thời gian lúc bạn mở bất kì 1 chương trình nào đó trên máy tính, cột 2 là tên chương trình đó, nó khá là dễ dùng, bạn chỉ cần vào và dò xem có chương trình auto click nào không là được, lưu ý là nếu tìm thấy auto click thì bạn hãy để ý cột thời gian xem người đó dùng vào thời điểm nào để tránh bị nhầm lẫn."
C. Check Auto Clicker bằng %temp%, Prefetch và Everything
– %temp% là nơi lưu lại file rác trên máy tính, file rác của Auto clicker thường ở dưới dạng “ JnativeHook ”, điều đó có nghĩa là nếu bạn nhìn thấy file nào tên JnativeHook trong %temp% thì trên máy của người dùng này có chứa Auto clicker ( cách mở %temp% tương tự như %appdata% )
– Prefetch cũng tương tự như %temp%, nếu bạn tìm thấy file nào tên Fastclicker.exe hoặc Clicker.exe trong Prefetch thì trên máy người này có chứa Auto clicker
– Everything là 1 phần mềm tìm kiếm file và chương trình trên máy tính của bạn, nó chẳng khác gì cái thanh search trong start cả, cụ thể thì nó có thể thống kê được cho bạn tất cả chương trình và tệp file hiện có trên máy của bạn không quan trọng nó ở dưới dạng file nào như là .exe, .yml, .uwu ,…. nó sẽ liệt kê hết, bạn chỉ cần nhập “ Clicker ” vào đó, nếu nó ra 1 kết quả Auto clicker thì trên máy người đó đã từng dùng Auto clicker ( nhớ xem thời gian mà file hoạt động lần cuối ở “ Date modified ” để tránh hiểu nhầm )
Link tải Everything: https://www.voidtools.com/
D. Check Auto Clicker bằng cách dùng chương trình khôi phục phần mềm đã bị xóa
– Nếu các cách trên không thành công và bạn vẫn còn nghi ngờ là người này đang dùng Auto clicker và đã xóa nó đi thì hãy dùng 1 phần mềm khôi phục app bất kì.
– Ở đây mình khuyến khích nên dùng: https://www.lazesoft.com/lazesoft-windows-data-recovery-free.html vì phần mềm này tìm ra được app đã bị xóa khá nhanh, về cách sử dụng thì nó hơi phức tạp 1 chút..
– Khi cài đặt về xong và bật nó lên thì nó sẽ hiện lên như thế này:
– Chọn Undelete
– Do máy mình chỉ có 2 ổ lưu trữ là C và D nên nó hiện như vậy, giả sử, người dùng đã cài Auto Clicker về ổ C và đã xóa nó tại ổ C thì ta chỉ cần chọn ổ C và nhấn “ Start Search ” để nó tìm lại file đã bị xóa. Sau khi bảng thông báo “ Searching Complete ” hiện ra thì thông tin của ổ C sẽ hiện ra ở đây
– Nhấn vào đó ta sẽ được kết quả như sau
– Chọn mục “ LostFiles ” và xem các app / file đã bị xóa, tìm trong đó xem có auto không là được, để khôi phục lại app thì hãy tích vào ô trước file
– Chọn biểu tượng “ Save files ” ở trên cùng
– Lưu nó vào ổ D hoặc ổ khác ổ đang được tìm kiếm ( vì không thể lưu app được khôi phục vào ổ đang được tìm kiếm, trong đó có cả Desktop )
Trên đây là 2 kĩ năng ss cơ bản nhất, thx for reading